Sở Thông tin và Truyền thông vừa ban hành báo cáo số 227/BC-STTTT về kết quả chuyển đổi số đến hết tháng 10 năm 2023 của tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đó, trong 10 tháng đầu năm 2023, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục được tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt nên đã đạt được một số kết quả nổi bật. Cụ thể, về công tác chỉ đạo điều hành, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 525/KH-UBND ngày 29/12/2022 về Chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh năm 2023; Kế hoạch số 48/KH UBND ngày 01/3/2023 về việc triển khai, thực hiện Đề án 06 năm 2023; Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh (Quyết định số 568/QĐ-UBND)….

Đại biểu tham dự Hội thảo “Chuyển đổi số- Thực trạng và giải pháp” tổ chức sáng 14/9/2023 tại Hà Tĩnh

Về nhận thức số, địa phương đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và các cuộc thi tìm hiểu kiến thức liên quan đến chuyển đổi số. Đồng thời, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo chí Trung ương và tỉnh bạn; Cổng Thông tin điện tử tỉnh, các tạp chí, bản tin… đăng tải gần 1.400 tin bài tuyên truyền về công tác cải cách hành chính của tỉnh. Qua đó, thông tin kịp thời về các văn bản, nghị quyết các chính sách liên quan đến cải cách hành chính và những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc cho nhân dân trong việc làm các thủ tục hành chính, giới thiệu các mô hình mới, những nhân tố mới trong việc thực hiện cải cách hành chính như việc áp dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng CNTT ở cấp xã…

Về hạ tầng số, dữ liệu số trong lĩnh vực viễn thông cũng được quan tâm, chú trọng. Đến nay, có trên 21.000 km cáp quang nội tỉnh, 3250 trạm BTS (2G, 3G, 4G) phủ sóng 99% khu vực dân cư, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của chính quyền, doanh nghiệp, người dân…

Ở lĩnh vực, dịch vụ công trực tuyến, đến nay số hoá hồ sơ thủ tục hành chính của 3 cấp chính quyền là 141.616 hồ sơ, đạt tỷ lệ 57,53%. Trong đó, cấp tỉnh đã thực hiện được 28.627 hồ sơ, đạt tỷ lệ 36,23%; cấp huyện đã thực hiện được 16.301 hồ sơ, đạt tỷ lệ 58,79%; cấp xã đã thực hiện được 96.688 hồ sơ, đạt tỷ lệ 74,16%...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu phát biểu khai mạc Hội thảo “Chuyển đổi số- Thực trạng và giải pháp” tại Hà Tĩnh

Về nhân lực chuyển đổi số đáp ứng đủ trình độ, năng lực. Theo đó, sở và cấp huyện, 216 cán bộ cấp xã (14 thạc sỹ CNTT chiếm 5%, 53 Đại học CNTT chiếm 19%). Trong đó, chỉ có 29 cán bộ chuyên trách CNTT cấp tỉnh và cấp huyện (43,1%), 205 cán bộ chuyên trách CNTT cấp xã (94%) đủ điều kiện được hưởng chế độ đặc thù theo Nghị quyết 93/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh…

 Lễ phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia tại huyện Lộc Hà

Về an toàn, an ninh mạng: thường xuyên cập nhật, duy trì chuyên mục An toàn thông tin trên Trang TTĐT của Trung tâm CNTT. Tham mưu phương án triển khai Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (SOC)…

Về kinh tế số: nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả, đến nay, 100% doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử; 100% hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, Global G.A.P, OCOP... có ứng dụng điện thoại thông minh, Internet băng rộng, sàn thương mại điện. 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường học triển khai thu học phí và 100% đơn vị đã triển khai cơ sở y tế 12/12 đơn vị thu viện phí bằng thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong lĩnh vực xã hội số: các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng tại địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về chủ trương, giải pháp, bài học kinh nghiệm hay về chuyển đổi số trong cộng đồng, nhằm đưa chuyển đổi số đi vào cuộc sống, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Ngoài ra, 100% UBND cấp huyện thành lập và thực hiện hợp nhất các BCĐ chuyển đổi số cấp xã, Tổ chuyển đổi số cộng đồng và Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn như một số nhiệm vụ tại Kế hoạch Chuyển đổi số của tỉnh năm 2023 và các văn bản chỉ đạo khác của UBND tỉnh còn chậm được triển khai. Nhân lực tham mưu về chuyển đổi số còn thiếu cả ở cơ quan chuyên trách và các sở, ngành, địa phương, cơ sở dẫn đến hiệu quả tham mưu chưa cao. Bên cạnh đó Việc phổ cập smarphone trong dân chưa cao, vì vậy, chưa đảm bảo phương tiện cho người dân tiếp cận với các kỹ năng số, ứng dụng số, tham gia vào chuyển đổi số. Các nền tảng, cơ sở dữ liệu phục vụ xã hội số chưa đầy đủ, chưa có nhiều ứng dụng, dữ liệu để phục vụ xã hội, người dân…

Theo Cổng TTĐT tỉnh Hà Tĩnh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 284.006
    Online: 6